Kết quả tìm kiếm cho "Louis Malleret"
Kết quả 1 - 12 trong khoảng 11
Hiện nay, trong giai đoạn tỉnh lập hồ sơ trình UNESCO công nhận Khu Di tích khảo cổ Óc Eo - Ba Thê là di sản văn hóa thế giới, các cơ quan, ban, ngành tăng cường tuyên truyền, tổ chức hội nghị chuyên đề tham quan, tìm hiểu về vùng đất cổ Óc Eo – Ba Thê. Qua đó, giới thiệu cho cán bộ, đoàn viên, hội viên, các tầng lớp Nhân dân thêm hiểu biết về di sản văn hóa Óc Eo – Ba Thê.
Từ sau những công bố khoa học của Louis Malleret về nền văn hóa Óc Eo, đã có hàng trăm công trình khoa học trong và ngoài nước về nền văn hóa này và Khu di tích Óc Eo - Ba Thê đã được công bố; nhiều cuộc hội thảo chuyên sâu được tổ chức (1984, 2004, 2009); hàng trăm lượt các nhà khoa học, khảo cổ quốc tế (Pháp, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Ý, Ấn Độ, Hàn Quốc, Nga, Úc, Thái Lan…) đã đến Khu di tích khảo cổ Óc Eo – Ba Thê tham quan, nghiên cứu…
Hội thảo “Văn hóa Óc Eo trong bối cảnh văn hóa Châu Á” diễn ra ngày 17/11, do Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam và UBND tỉnh An Giang đồng chủ trì. Đây là hội thảo quan trọng và có ý nghĩa lớn trong việc công bố kết quả nghiên cứu khoa học của Đề án Văn hóa Óc Eo - Nam Bộ, là cơ hội để trao đổi học thuật, tuyên truyền, quảng bá về những giá trị nổi bật của Văn hóa Óc Eo và Vương quốc Phù Nam, cung cấp cơ sở khoa học cho công tác nghiên cứu xây dựng hồ sơ đề cử Khu di tích Óc Eo - Ba Thê là Di sản văn hóa thế giới.
Di tích khảo cổ cấp quốc gia gò tháp An Lợi (xã Châu Lăng, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang) là công trình kiến trúc tôn giáo tín ngưỡng thuộc thời kỳ hậu văn hóa Óc Eo, niên đại từ thế kỷ VIII - IX với quy mô lớn và còn khá nguyên vẹn. Di tích góp phần hé mở nhiều cứ liệu khoa học về nguồn gốc, nội dung, tính chất của nền văn hóa cổ Óc Eo.
Chiều 4/6, đoàn công tác Ban Tuyên giáo Trung ương, do Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Trần Thanh Lâm làm trưởng đoàn đã khảo sát thực tế tại Khu Di tích quốc gia đặc biệt Óc Eo - Ba Thê (thị trấn Óc Eo, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang).
Đó là điệu múa đơn giản, chỉ kết hợp tay chân, nhưng mang đầy uy lực, pha chút huyền bí. Hiện, nhiều học sinh huyện Thoại Sơn (tỉnh An Giang) được tiếp cận học, để nâng cao hiểu biết, cùng ra sức giữ gìn truyền thống địa phương.
Văn hóa Óc Eo là một trong 3 nền văn hóa cổ ở Việt Nam, gồm: Đông Sơn, Sa Huỳnh và Óc Eo. Cho tới nay, những kết quả nghiên cứu của giới chuyên gia, khảo cổ học trong nước và quốc tế đã hé mở nhiều cứ liệu khoa học về nguồn gốc, nội dung, tính chất của nền văn hóa cổ Óc Eo.
Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc, mỗi dân tộc ở Việt Nam đều có bản sắc văn hóa riêng, tạo nên sự thống nhất trong đa dạng của văn hóa Việt Nam. Tại An Giang - quê hương Chủ tịch Tôn Đức Thắng, tỉnh giàu truyền thống lịch sử và văn hóa, đa dân tộc, đa tôn giáo… đã hình thành những giá trị văn hóa phong phú, với nhiều lễ hội dân gian, tạo nên nét đẹp rất riêng của văn hóa An Giang.
Ngày 10-2, tại Ban Quản lý di tích văn hóa Óc Eo (thị trấn Óc Eo, huyện Thoại Sơn) sẽ diễn ra lễ công bố các quyết định của Thủ tướng Chính phủ về quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi Di tích quốc gia đặc biệt Óc Eo - Ba Thê và công nhận Bảo vật quốc gia (đợt 10). Đây là cơ hội để nâng tầm di tích Óc Eo - Ba Thê gắn với các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của An Giang.
An Giang là vùng đất có nhiều di tích lịch sử văn hóa với những công trình kiến trúc nghệ thuật, những danh lam thắng cảnh và đặc biệt là những di chỉ khảo cổ ghi đậm dấu ấn lịch sử. Từ những hiện vật phát hiện được ở quần thể di tích phân bố trên sườn núi Ba Thê và cánh đồng Óc Eo, minh chứng sự tồn tại của vương quốc Phù Nam - một vương quốc thịnh trị, có tầm ảnh hưởng bao trùm cả vùng Nam Bộ.
Ban Quản lý Di tích Văn hóa Óc Eo tỉnh cho biết, đơn vị không tổ chức kỷ niệm 76 năm ngày Louis Malleret phát hiện, khai quật, đặt tên nền văn hóa Óc Eo Nam Bộ và các hoạt động khác vào ngày 10-2 như dự kiến. Đơn vị sẽ tổ chức các hoạt động vào thời điểm thích hợp trong năm 2020 khi được UBND tỉnh cho phép.